Vấn đề suy giảm giá trị dinh dưỡng trên cây trồng & giải pháp tại Nhật Bản

Giá trị dinh dưỡng của nông sản tại Nhật Bản đang giảm thấp.
Khi thử so sánh giá trị dinh dưỡng của nông sản trong khoảng thời gian 50 năm (1960~2010) giá trị dinh dưỡng của nông sản (Vitamin và khoáng chất) đã giảm một nửa. Có rất nhiều nguyên nhân được nói đến như: Phương pháp đo ngày xưa và hiện tại khác nhau, thời điểm canh tác & thu hoạch khác nhau nên giá trị dinh dưỡng khác nhau, do giống: giống ngày nay kháng bệnh tốt nhưng giá trị dinh dưỡng thấp… 
Tổ chức phổ biến nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và tổng hợp giải pháp để cải tạo giá trị dinh dưỡng về giá trị như ngày xưa.
Nguyên nhân dẫn tới giá trị dinh dưỡng của rau bị thiếu hụt là do đất giảm độ phì nhiêu.
Ở Nhật Bản rất nhiều người nhận thức rằng Nông nghiệp hữu cơ tạo ra nông sản ”An tâm & An toàn”, tuy nhiên canh tác hữu cơ ngay từ khi ra đời đã được hiểu là sử dụng tích cực Taihi (Compost: hữu cơ ủ hoai) để tăng độ phì nhiêu cho đất. 
Ở Châu Âu ban đầu cũng không có suy nghĩ về độ phì nhiêu của đất cho đến khi xảy ra vấn đề đất nghèo dinh dưỡng, nông sản thất thu. Người đầu tiên chú ý đến sự tồn tại của độ phì nhiêu trong đất là ngài Albert Howard nhà thực vật học người Anh. Ngài Horward sang Ấn Độ thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, Ngài Horward rất ngạc nhiên về độ phì nhiêu của vùng đất này nên đã nghiên cứu tìm hiểu lý do, khi đó ngài đã phát hiện ra kỹ thuật sử dụng Taihi làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Năm 1940 trong bài phát biểu “Agriculture Testament” ngài Horward đặt tên kỹ thuật sử dụng Taihi để làm tăng độ phì nhiêu cho đất là “Organic Farming”.  Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nền nông nghiệp của Anh Quốc được xây dựng lại, hiệp hội thổ nhưỡng Anh Quốc được thành lập để thúc tiến nông nghiệp hữu cơ (Organic Farming), hiện nay 70% chứng nhận hữu cơ tại Anh Quốc được hiệp hội này cấp.
Thực trạng sử dụng Taihi tại Nhật Bản.
Nông nghiệp hữu cơ ở Nhật Bản cũng được lấy từ khái niệm “Organic Farming”. Mục đích là làm tăng độ phì nhiêu cho đất với “Người nông dân” đóng vai trò chủ đạo. Chất độc hóa học Dioxin sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sự phát sinh của 4 đại bệnh ô nhiễm tại Nhật Bản, vấn nạn ô nhiễm môi trường do tác hại của hóa chất được làm nóng lên ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an toàn thực phẩm. Thực tế “Người tiêu dùng” với vai trò chủ đạo vận động phong trào yêu cầu nông sản ”An tâm & An toàn”. 
Nhật Bản đã là một quốc gia có kỹ thuật sử dụng Taihi làm gia tăng độ phì nhiêu cho đất, với sự phát triển của nghành cơ khí chế tạo máy móc nông nghiệp dần thay thế sức bò, sức ngựa. Nông nghiệp Nhật Bản thay đổi toàn diện sang sử dụng phân bón hóa học. Có thể suy luận được đây là một nguyên nhân to lớn dẫn đến việc giảm thiểu giá trị dinh dưỡng trên cây trồng.
Vào hoàn cảnh hiện tại khó có thể quay trở lại sử dụng sức bò, sức ngựa để làm sức kéo, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng phân bón Taihi làm tăng cao độ phì nhiêu cho đất. Năm 1999 luật thúc tiến nông nghiệp bền vững ra đời, bắt đầu chế độ Eco farm tích cực sử dụng phân bón Taihi giảm hàm lượng thành phần Nitơ trong phân bón hóa học.
Tổ chức cuộc thi dinh dưỡng với mục tiêu chắt lọc cách làm nông sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Chỉ dùng phân bón Taihi mà mong muốn thu được nông sản có giá trị dinh dưỡng như 50 năm trước thì quả thực không hề đơn giản. Thông qua nhiều thực nghiệm khác nhau đã chứng tỏ được chỉ dùng phân bón Taihi sẽ không làm tăng giá trị dinh dưỡng của nông sản. Tiếp nhận kết quả này Hiệp hổi phổ biến nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản đã tiến hành tổ chức cuộc thi dinh dưỡng. Cuộc thi thu hút rất nhiều nông dân với nhiều loại cây trồng đa dạng, các phương pháp canh tác khác nhau đã tập hợp thành một dữ liệu lớn. Từ dữ liệu này chắt lọc ra được phương pháp canh tác thu được giá trị dinh dưỡng cao. Cuộc thi được tổ chức 1 năm 1 lần, ngày 24 tháng 2 năm 2018 là lần thứ 7 cuộc thi được tổ chức. Cuộc thi năm nay có 256 người tham dự, 101 hạng mục, 432 mẫu nông sản được chia làm 32 bộ môn. Hạng mục đánh giá chất lượng: Độ đường, hàm lượng Vitamin C, khả năng chống Oxi hóa, hàm lượng Ion Nitrat, hương vị.
Những kết quả thu được thông qua cuộc thi dinh dưỡng.
+) Nông sản có giá trị dinh dưỡng cao thì hương vị cũng ngon.
+) Hàm lượng Nitrat tỉ lệ nghịch với độ đường, Vitamin C, khả năng chống Oxi hóa. Hàm lượng Nitrat thấp thì  độ đường, Vitamin C, khả năng chống Oxi hóa cao. Hàm lượng Nitrat cao thì  độ đường, Vitamin C, khả năng chống Oxi hóa thấp. 
+) Mặc dù là canh tác hữu cơ hay canh tác không hóa chất nhưng cũng có nhiều trường hợp hàm lượng Nitrat cao hơn tiêu chuẩn. vì vậy mà kỹ thuật kiểm soát hàm lượng Nitrat ở mức thấp là điểm chính để tạo ra nông sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Điểm chung trong phương pháp canh tác của những người đạt giải cao nhất:
Nhìn vào số liệu thu thập được từ những người đạt giải cao nhất trong cuộc thi dinh dưỡng nhận thấy giá trị dinh dưỡng bằng với giá trị dinh dưỡng của 50 năm trước. Điểm chung trong phương pháp canh tác của họ là:
1) Phân tích đất & quản lý dinh dưỡng: Tiến hành phân tích đất nắm được lượng dinh dưỡng thừa thiếu, thiết kế dinh dưỡng bổ sung lượng khoáng thích hợp cho đất. Quản lý chặt chẽ hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.
2) Bổ sung hữu cơ tăng độ phì nhiêu cho đất: Nguồn hữu cơ được thu gom tại địa phương tiến hành ủ hoai mục thành Taihi dạng dễ tiêu bổ sung cho đất tạo cấu trúc tơi xốp cho đất.
3) Kỹ thuật hòa tan Cacbonhydrat vào trong đất: Độ đường được tính bằng tổng lượng đường được tổng hợp từ phản ứng quang hợp tại lá và lượng đường được hút từ bộ rễ. Vì đường là nguyên liệu để tổng hợp nên các loại Vitamin, Carotenoid, Polyphenol… nên nếu lượng đường cao đồng nghĩa với hàm lượng Vitamin cao, khả năng chống Oxi hóa cao. Vì vậy giá trị dinh dưỡng của nông sản có mối liên quan mật thiết với lượng Cacbonhydrat được cho vào đất bằng cách bổ sung Taihi. Tuy nhiên lượng Cacbonhydrat không phải cứ cho vào đất càng nhiều càng tốt, bộ rễ của cây trồng chỉ có thể hút được Cacbonhydrat dạng hòa tan. Do đó mà cần có kỹ thuật hòa tan Cacbonhydrat vào trong đất. 
4) Tiết kiệm năng lượng tiêu hao trong cơ thể thực vật: Chúng ta đang nhận thức rằng khi cây trồng thiếu Nitrat sẽ dẫn tới hiện tượng vàng lá, tuy nhiên khi phân tích đất của những nông dân có thành tích cao tại cuộc thi dinh dưỡng thì lượng Nitrat trong đất rất thấp mà lá vẫn xanh đậm. Nguồn Nitơ được bổ sung từ phân bón Amino và một lượng lớn Cacbonhydrat được bổ sung vào đất từ phân bón Taihi. Cacbonhydrat là năng lượng giúp vi sinh vật trong lòng đất chuyển hóa Nitrat thành các Axit amin cung cấp trực tiếp cho cây trồng. Nitơ ở dạng Ion Nitrat được cây trồng hấp thụ sẽ phải trải qua quá trình hoàn nguyên Amino tạo Protein hình thành nên tổ chức tế bào. Quá trình hoàn nguyên Amino tiêu hao khá nhiều năng lượng là đường được tổng hợp từ phản ứng quang hợp. Vì vậy cây trồng hấp thụ Nitơ ở dạng các Axit amin sẽ tiếp kiệm năng lượng cho thực vật hơn hấp thụ Nitơ ở dạng Nitrat, lượng đường được tiết kiệm này sẽ đóng vai trò nâng cao giá trị dinh dưỡng cho nông sản và nâng cao sản lượng cho cây trồng.

Bài viết tổng hợp từ nguồn: 

https://www.agriweb.jp/column/369.html?utm_source=facebook&utm_medium=display&utm_campaign=clm369_r

Bài viết cùng chuyên mục