COMPOST - TAIHI

COMPOST
--- TAIHI ---
 
CompostPhân hữu cơ ủ hoai mục cải tạo đất, cách đọc tiếng Nhật là “Taihi” (Sau đây gọi là phân Taihi)
  • Phân Taihi được hình thành từ quá trình phân giải vật chất hữu cơ (Phân động vật, xác động thực vật,…) bằng sức mạnh của vi sinh vật.
  • Mục đích chính của việc bón phân Taihi là cải tạo đất, làm tăng hiệu quả thông khí, giữ nước, giữ phân cho đất. Tạo cấu trúc tơi xốp cho đất.
  • Khác với các loại phân bón khác, khi bón phân Taihi không nhìn thấy ngay được hiệu quả tới cây trồng. Khi bón xuống đất thành phần hữu cơ có trong phân Taihi một lần nữa được vi sinh vật phân giải tạo thành thể dễ tiêu, cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp dần dần.
  • Trong phân Tahi thì độ chín (hay độ hoai mục) rất được quan tâm. Sẽ có 3 mức độ cho độ hoai mục: chưa chín (chưa hoai mục), nửa chín (hoai mục một phần), đã chín (đã hoai mục hoàn toàn). Trong phân chưa chín và phân nửa chín chứa rất nhiều Nito ở thể Nitrat, thừa Nitrat là là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nên khi sử dụng cần hết sức chú ý. Chúng tôi khuyến cáo không nên dùng phân Taihi chưa chín, nên dùng phân Taihi nửa chín để xử lý dưỡng sinh nhiệt năng cải tạo đất, dùng phân Taihi đã chín để bón lót. Độ chín (hay độ hoai mục) của phân được đánh giá bằng hàm lượng mùn có trong phân Taihi, phân ủ càng lâu lượng mùn càng cao, khả năng cải tạo đất càng lớn.
  • Theo nghị định 108/2017 về quản lý phân bón có nhắc đến phân hữu cơ cải tạo đất (Taihi) nhưng chưa nói rõ về chỉ tiêu chất lượng cho loại phân bón này.
  • Chúng tôi xin phép được đưa ra những yếu tố cần chú ý khi đánh giá chất lượng phân Taihi.
          +) Tỉ lệ C/N
          +) pH 
          +) Hàm lượng mùn
          +) OM
          +) Độ ẩm
  1. Tỉ lệ C/N: Cho ta biết tốc độ phân giải vật chất hữu cơ khi bón phân Taihi xuống đất. Tỉ lệ C/N càng cao thì tốc độ phân giải chất hữu cơ sẽ càng chậm, do lượng Nitơ bổ sung xuống đất bằng phân Taihi sẽ không đủ để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Ngoài ra khi tỷ lệ C/N cao cũng làm cho lượng Nitơ được khoáng hóa cung cấp cho cây trồng bị giảm do phải cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Thông qua OM & tỉ lệ C/N có thể tính được hàm lượng Nito có trong phân bón Taihi (%N=(%OM/2.2) / (tỉ lệ C/N)).
  2. pH: Cho biết hàm lượng Axit hữu cơ có trong phân bón Taihi.
  3. Hàm lượng mùn: Bao gồm Axit Humic, Axit Fulvic, và các hợp chất Humin. Chất mùn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng thông qua các đặc tính sinh, lý, hóa của đất. Hàm lượng mùn càng lớn thì khả năng cải tạo đất càng cao. 
  4. OM: Hàm lượng hữu cơ có trong phân bón Taihi. Thông qua hàm lượng OM có thể quy ra được hàm lượng Cacbon có trong phân bón Taihi (%C=%OM/2.2). Hàm lượng Cacbon càng cao thì khả năng cải tạo đất càng lớn.
  5. Độ ẩm: Độ ẩm có mối liên hệ mật thiết với OM khi tính toán lượng hữu cơ bón cho cây trồng.
  6. Mối quan hệ giữa tỉ lệ C/N và khả năng cung cấp Nitơ cho cây trồng.
    Tỉ lệ C/N Tỉ lệ sử dụng Nitơ (%) Mùa hè Mùa đông
    5 100 1.00  
    6 100 1.00  
    7 100 1.00  
    8 100 1.00  
    9 100 1.00  
    10 100 1.00  
    11 95 0.95 0.57
    12 90 0.90 0.54
    13 85 0.85 0.51
    14 80 0,80 0.48
    15 75 0.75 0.45
    16 70 0.70 0.42
    17 65 0.65 0.39
    18 60 0.60 0.36
    19 55 0.55 0.33
    20 50 0.50 0.30
    21 45 0.45 0.27
    22 40 0.40 0.24
    23 35 0.35 0.21
    24 30 0.30 0.18
    25 25 0.25 0.15
    26~ Tỉ lệ C/N quá cao    
     
    Số liệu được thống kê tại vùng Kanto Nhật Bản.

Bài viết cùng chuyên mục