1) Vai trò của Lân đối với Thực vật:
Thực vật tích lũy năng lượng cho phản ứng quang hợp dưới dạng đường. Cây trồng sẽ chuyển dạng đường này thành trạng thái năng lượng cao ATP & ADP cung cấp cho quá trình sinh trưởng. ATP & ADP được hình thành luân phiên, có vai trò như những cục Pin dự trữ có thể sử dụng được nhiều lần. Thành phần “P” trong “ATP” & “ADP” chính là Photpho hay còn gọi là Lân.
2) Trạng thái tồn tại của Lân trong đất:
+) Khi bón Lân xuống đất một phần Lân sẽ được cây trồng hấp thụ, đồng thời một phần Lân sẽ được kết hợp ngay lập tức với Nhôm & Sắt có trong đất tạo thành dạng Photphat Nhôm & Photphat Sắt cố định trong đất cây trồng khó hấp thụ hay còn gọi là dạng Lân khó tiêu. Đối lập với dạng Lân khó tiêu (Lân được cố định trong đất) là dạng Lân dễ tiêu hay còn gọi là Lân hữu hiệu.
+) Ngoài ra việc bón quá nhiều Lân không gây hại cho cây trồng như bón quá nhiều Đạm nên chúng ta hình thành lên thói quen bón lượng Lân vượt quá nhu cầu của cây trồng. Lượng Lân cây trồng không dùng đến sẽ bị cố định trong đất làm giảm hiệu quả kinh tế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoạt hóa lượng Lân khó tiêu được cố định trong đất & cách sử dụng Lân hiệu quả?
Biểu đồ thể quá trình chuyển hóa Lân hữu hiệu theo thời gian
Số liệu được xây dựng trên mô hình bón Supephotphat
Ca(H2PO4)2 trên vùng đất tro núi lửa tại Nhật Bản.
Lượng Lân hữu hiệu được đo bằng phương pháp Troug.
Nhận xét
Sau 7 ngày bón Supephotphat Ca(H2PO4)2
lượng Lân hữu hiệu giảm còn 30%
Sau 30 ngày bón Supephotphat Ca(H2PO4)2
lượng Lân hữu hiệu giảm còn 10%
Kết luận
Quá trình cố định Lân xảy ra rất nhanh trong đất
Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles