Khái niệm về độ bão hòa gốc muối và mối quan hệ với PH

1) Khái niệm về độ bão hòa gốc muối
+) Độ bão hòa là mức độ chứa đầy của dạ dày, hay độ bão hòa gốc muối là mức độ lấp đầy chất dinh dưỡng của thổ nhưỡng. Đơn vị tính độ bão hòa gốc muối là %.
+) Độ bão hòa gốc muối được biểu thị bằng tổng lượng gốc muối (Ion dương) được duy trì theo chỉ số CEC.
+) Phương pháp kiểm tra đất thông thường chỉ tính tổng những Ion Kali (K+), Ion Magie (Mg2+), Ion Canxi (Ca2+) loại trừ những Ion (H+), Ion Natri (Na+).
+) Đất thông thường  độ bão hòa 70~80%, tuy nhiên khi CEC thấp thì giá trị tuyệt đối các loại gốc muối thấp nên cần bổ sung phân bón để tăng độ bão hòa lên 100%.

2) Mối quan hệ giữa độ bão hòa gốc muối và độ PH
+) Độ bão hòa gốc muối và độ PH có mối quan hệ tương quan với nhau. Độ PH cao thì độ bão hòa gốc muối cũng cao, độ PH thấp thì độ bão hòa gốc muối cũng thấp.
+) Khi thực vật hút các Ion dương (Ion dinh dưỡng) sẽ nhả ra Ion (H+) kết quả là nồng độ Ion (H+) trong đất tăng lên làm đất bị Axit hóa. Vì vậy mà khi phân tích đất từ độ PH có thể phán đoán được tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng.
+) Trong trường hợp canh tác trong nhà độ PH không phản ánh đúng độ bão hòa gốc muối nên cần đo thêm EC để phán đoán tình trạng của đất.

 

Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles


Bài viết cùng chuyên mục