1) Khái niệm về CEC
+) Giả sử thổ nhưỡng như cơ thể con người thì CEC đóng vai trò là chỉ số biểu thị độ rộng của dạ dày, tức là CEC nói đến khả năng chứa đựng dinh dưỡng của thổ nhưỡng.
+) Đơn vị tính CEC là meq/100g, biểu thị số lượng Ion dương trong 100g đất khô.
2) Mối quan hệ giữa CEC và độ mùn trong đất
+) Ở vùng đất cát CEC thấp cây trồng hút dinh dưỡng rất nhanh nên phải liên tục cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thông qua việc bón phân. Trong trường hợp bón phân vượt độ lớn của CEC, dinh dưỡng không được giữ lại trong đất mà sẽ bị rửa trôi. Đặc biệt là thành phần Nitơ, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (Protein, Amino Axit) thành dạng Amonia (NH4+) và dạng Nitorat (NO3-) cho cây trồng hấp thụ. Nito dạng Amonia (NH4+) là Ion dương nên được keo đất giữ lại, Nito dạng Nitorat (NO3-) là Ion âm không được keo đất giữ lại. Nếu bón quá nhiều phân bón có nguồn gốc Nito trong trường hợp cây không hút kịp thì nguồn Nito này dưới dạng Nitorat (NO3-) sẽ bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước giảm hiệu quả kinh tế.
+) Đối với đất có CEC thấp nên bón bổ sung phân bón hữu cơ để tránh hiện tượng rửa trôi chất dinh dưỡng. Ở phân bón hữu cơ cũng có tính năng giống với CEC của keo đất và một phần CEC của keo đất được hình thành từ chất mùn có trong phân bón hữu cơ. Chất mùn được hình thành từ vật chất hữu cơ nên sẽ bị phân giải hết theo thời gian. Chính vì vậy để duy trì lượng mùn có trong đất cần bón 10~20tấn/1ha phân bón hữu cơ hàng năm.
Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles