1) Vai trò của Kali đối với thực vật
+) Kali không phải là một nguyên tố cấu thành lên cơ thể thực vật nhưng nó có vai trò rất lớn trong việc vận chuyển đường, tác dụng đồng hóa Cacbon tạo tinh bột, vai trò trong tổng hợp Protein, vai trò trong việc sản xuất một số vật chất cần thiết cho hoạt động sinh lý khác như: Vitamin, chất chống oxi hóa… Nói chung Kali là một nguyên tố liên quan mật thiết đến hoạt động sống của thực vật.
+) Thực vật hấp thụ Kali từ đất dưới dạng ion vô cơ (K+), khi được hấp thụ vào trong cơ thể thực vật Kali không chuyển sang trạng thái hữu cơ mà tồn tại dưới dạng muối hòa tan vô cơ hoặc hữu cơ.
+) Nhu cầu Kali của thực vật và lượng Kali có trong cơ thể thực vật nhiều hơn hoặc bằng nhu cầu về Nitơ.
+) Nếu bón quá nhiều Kali sẽ làm mất cân bằng tỉ lệ K-Ca-Mg, dẫn đến những bệnh lý thiếu Ca hoặc thiếu Mg trên cây trồng.
+) Vậy Kali tồn tại trong đất như thế nào? Không bón Kali cho cây trồng có được ko?
2) Khả năng hấp thụ Kali của thực vật từ thổ nhưỡng
+) Một thực nghiệm được tiến hành tại Nhật Bản trên cây lúa hơn 80 năm giữa vùng bón đủ 4 nguyên tố N:P:K:Ca và vùng không bón Kali cho sản lượng thu hoạch tương đương nhau. Sau khi phân tích nguồn nước tại khu vực làm thực nghiệm nồng độ Kali đạt mức bình quân là 1.00~1.52ppm, nếu như dùng 1300~1500tấn nước/1000m2 thì lượng Kali cung cấp cho cây trồng từ nước chiếm 40%, lượng Kali còn lại khoảng 60% được lấy từ thổ nhưỡng.
+) Kali tồn tại trong thổ nhưỡng dưới 3 dạng: dạng Ion (K+), dạng Kali cố định, dạng Kali tồn tại trong khoáng sơ cấp. Trong đó dạng Ion (K+) được kết dính vào keo đất là trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được ngay. Dạng Kali cố định là trạng thái Kali được kết tinh vào đất sét, ở trạng thái này cây trồng hấp thụ Kali chậm. Dạng Kali tồn tại trong khoáng sơ cấp là trạng thái Kali tồn tại với số lượng lớn và ổn định nhất, dưới tác dụng phong hóa Kali được tan ra một cách chậm rãi.
+) Các loài thực vật khác nhau có khả năng hấp thụ Kali từ nguồn khoáng sơ cấp là khác nhau. Cây họ lúa có khả năng hấp thụ Kali từ nguồn khoáng sơ cấp là lớn nhất (72% đến 93% nhu cầu về lượng Kali cần thiết). Rễ của cây họ lúa tác động vào khoáng sơ cấp giải phóng các nguyên tố chính cấu thành lên khoáng sơ cấp như Silic, Nhôm, Kali đưa về dạng ion cây trồng có thể hấp thụ được. Đồng thời với quá trình hấp thụ Kali cây họ lúa cũng hấp thụ mạnh Silic từ nguồn khoáng sơ cấp này.
+) Hiện nay cách phân tích chỉ số Kali được tiến hành bằng cách hòa tan đất vào dung dịch Amoni axetat thu được lượng Kali hòa tan, từ lượng Kali hòa tan này tính ra lượng Kali có trong thổ nhưỡng. Cách phân tích này đã bỏ qua một lượng lớn Kali tồn tại trong khoáng sơ cấp không tan trong Amino axetat.
+) Như vậy để sử dụng Kali hiệu quả trong canh tác nông nghiệp chúng ta cần cân đối giữa khả năng hấp thụ Kali từ thổ nhưỡng của từng loại cây trồng với giá trị phân tích thổ nhưỡng, trên cơ sở đó thiết kế dinh dưỡng, thực hiện bón phân cho cây trồng.
Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles