Phương pháp sử dụng Lân hiệu quả

Lân hữu cơ:
+) Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ Lân trong phân bón hữu cơ có hiệu quả sử dụng tốt hơn Lân trong phân bón tổng hợp. Hiệu lực của Lân trong phân bón hữu cơ đạt tới trên 90%.
+) Nitơ trong phân bón hữu cơ tồn tại dưới dạng Amino Axit hoặc Protein…Lân trong phân bón hữu cơ kết hợp với đường tồn tại ở dạng hữu cơ. Tuy nhiên có một thành phần rất quan trọng đó chính là Xenlulozo không kết hợp với Nitơ và Lân nhưng lại chiếm hàm lượng lớn trong phân bón hữu cơ. Vậy thành phần này có vai trò như thế nào trong việc sử dụng hiệu quả Lân.

Thực nghiệm:
+) Một thực nghiệm được tiến hành hơn 50 năm tại Nhật Bản trên cây Lúa & Lúa Mỳ được trồng luân canh. Ngoài 3 yếu tố chính Đạm, Lân, Kali thì phân hữu cơ cũng được nghiên cứu kỹ trong thực nghiệm này. Phân hữu cơ được dùng trong thực nghiệm này được ủ từ rơm có bổ sung thêm Nitơ và Canxi có thành phần như sau (Độ ẩm: 0.82%; C/N: 14; N: 5.1; P: 2.0; K: 9.4; CaO: 4.6; MgO: 1.2) mỗi năm bón 1.5tấn/1000m2.
+) Vùng có phân hữu cơ bón bổ sung N: 5.1kg; P:2.0kg; K: 9.4kg/1000m2.
+) Vùng không có phân hữu cơ bón N: 10kg; P:1.8kg; K: 16kg/1000m2.

+) Vùng 1: không phân hữu cơ bón đủ 3 thành phần NPK thu hoạch được 302kg/1000m2.
+) Vùng 2: không phân hữu cơ không bổ sung thêm Lân thu hoạch được 108kg/1000m2. Chỉ đạt 36% của vùng 1.
+) Vùng 3: có phân hữu cơ không bổ sung thêm Lân thu hoạch được 416kg/1000m2. Vượt 38% so với vùng 1.
+) Vùng 4: có phân hữu cơ bón đủ 3 thành phần NPK thu hoạch được 540kg/1000m2. Vượt 79% so với vùng 1.
=> Từ kết quả này cho thấy hiệu quả vượt trội của Lân hữu cơ so với Lân tổng hợp. 
=> Vậy tại sao lại có sự khác biệt này: Một lý do duy nhất đó là Lân hữu cơ không tan trong nước như Lân tổng hợp. Vì Lân tổng hợp tan trong nước nên khi bón xuống đất sẽ ngay lập tức kết hợp với Nhôm & Sắt chuyển thành dạng Lân khó tiêu. Ngược lại Lân hữu cơ tuy đã kết hợp với vật chất hữu cơ rồi nhưng vẫn còn khả năng kết hợp với Nhôm & Sắt. Tuy nhiên trong phân hữu cơ có chứa hàm lượng lớn thành phần Xenlulozo bao bọc Lân, giúp Lân ở trạng thái không tiếp xúc trực tiếp với các nguyên tố trong đất. Vì vậy mà Lân khó kết hợp với Nhôm & Sắt để trở thành dạng khó tiêu. Khi rễ cây phát triển tiếp cận được với phần Lân được bao bọc bởi thành phần Xenlulozo trong phân hữu cơ, rễ cây & vi sinh vật quanh vùng rễ sẽ bài tiết ra Enzym Phosphatase để chuyển hóa Lân hữu cơ thành Lân vô cơ cho bộ rễ hấp thụ.



Chúng ta cần thay đổi thói quen lựa chọn & sử dụng phân hữu cơ dựa vào chỉ số OM & Nitơ.
Từ trước đến nay chúng ta có thói quen lựa chọn & sử dụng phân hữu cơ dựa vào chỉ số tổng lượng hữu cơ và tổng lượng Nitơ mà không đánh giá cao các thành phần khoáng khác như Lân & Kali. Một số nghiên cứu được tiến hành rất nhiều năm đã làm sáng tỏ hiệu lực của Lân & Kali trong phân bón hữu cơ. Vì vậy chúng ta nên coi các thành phần dinh dưỡng NPK trong phân bón hữu cơ làm yếu tố cơ bản để thiết kế dinh dưỡng cho cây trồng, lượng dinh dưỡng thiếu có thể dùng phân bón tổng hợp để bổ sung. Làm được như vậy không những tốt cho đất tốt cho cây mà còn thu được hiệu quả kinh tế cao. Đó cũng là một cách làm để phát triển Nông Nghiệp theo hướng bền vững.


Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles


Bài viết cùng chuyên mục